Phần I
Bón phân cho lúa trên đất phèn
Định nghĩa đất phèn: Khi đất có độ pH thấp < 5,5
– Đồng bào miền Bắc gọi đất chua mặn.
– Đồng bào Nam bộ gọi là đất phèn.
I. Một số yếu tố hạn chế của đất phèn trồng lúa:
1. Độ chua quá cao của đất tác động trực tiếp bởi H+.
2. Tác hại nồng độ cao của các độc tố hoà tan Al+3, Fe+2, Mn+2, H2O, CO2 và các acid hữu cơ.
3. Phốt phát dễ tiêu trở thành khó tiêu (do Fe và Al giữ)
4. Đất ngập nước và môi trường chua không thuận lợi cho hoạt động của vi sinh vật hạn chế quá trình khoáng hoá chất hữu cơ, do đó đất phèn nghèo chất dinh dưỡng dễ tiêu. Số lượng vi khuẩn tổng số và số lượng vi khuẩn phân huỷ hợp chất Nitơ và phốt pho thấp. Ngược lại số lượng vi khuẩn phản Nitơrát hoá lại cao nhất so với các loại đất khác (hàm lượng Nts cao nhưng vẫn xảy ra hiện tượng thiếu N dễ tiêu )
5. Nồng độ muối tan cao (Cl tăng cao)
II. Một số độc tính: Al, Fe, CO2 v.v…
1. Tác hại của Al3+ đối với cây lúa.
Trong dung dịch dinh dưỡng của lúa:
+ Lúa ngộ độc nhẹ khi Al+3 = 100ppm
+ Lúa sinh trưởng yếu và chết Al+3 = 500ppm
2. Tác hại của Fe đối với cây lúa (ngộ độc sắt) khi trong lá tích luỹ nhiều sắt và nồng độ sắt trong dung dịch dinh dưỡng cao.
+ Giai đoạn 1: Xảy ra khi đưa nước vào ruộng cấy, do vi sinh vật làm tăng hàm lượng Fe+2 lên cao hại trực tiếp đến mạ mới cấy.
+ Giai đoạn 2: Xảy ra do hoạt động của bộ rễ ngăn chặn sự xâm nhập của Fe ở bên ngoài màng rễ và các chất khác dinh dưỡng đặc biệt P và K.
Trên đất phèn Hải Phòng
Hàm lượng Fe+2:
– Lúa sống bình quân : 80mg Fe+2/100 gam đất
– Lúa ngộ độc bình quân : 140mg Fe+2/100 gam đất
– Lúa chết bình quân : 200mg Fe+2/100 gam đất
3. Tác hại của CO2:
CO2 là sản phẩm chính của sự phân huỷ chất hữu cơ, nó tích luỹ trong đất ngập nước, đất phèn giàu hữu cơ và sắt.
Fe2O3 + 1/2 CH2O + 4H+ -> 2Fe+2 + 1/2 CO2 + 5/2H2O
ôxit sắt chất Hữu cơ cacbonic
Chủ yếu là CO2 ngoài ra còn mê tan, hyđro, amon, amin, thioalcol, H2S và các bã khó phân huỷ.
Khi CO2 > 15 KPa rễ phát triển chậm, héo đi và hấp thụ dinh dưỡng giảm. CO2 trong dung dịch cản trở sự hấp thu dinh dưỡng theo thứ tự K > N > P > Ca > Mg.
III. Sự thiếu hụt dinh dưỡng trên đất phèn:
1. Đói lân:
Là hiện tượng phổ biến trên đất phèn. Đất phèn giàu Fe, Al, sét và chất hữu cơ (Al2O3SiO2 + CH2) -> pH thấp đã hấp thụ nhanh lượng lân trong đất và cả lượng P đã bón bổ xung. Thời kỳ đầu có khoảng 86% lân liên kết thành các phốt phát kim loại không có tác dụng dinh dưỡng cho cây:
– Dạng keo Strengit Fe PO4 2H2O
Vivianit Fe3 (PO4)2 8 H2O
Variscit AlPO42H2O
và 1 phần Wavelit Al3(OH)3 (PO4)22H2O
Fluoroapatit Ca5(PO4)3F
và Hydroxiapatit Ca5(PO4)3OH
2. Đói kaly
Trong điều kiện oxy hoá mạnh đất chua (pH < 3,7)
Sự hình thành Jarosetite kết tủa là chất có màu vàng đặc trưng chất này lấp đầy và tráng phủ lên bề mặt của các lỗ mao quản – không có tác dụng dinh dưỡng KFe3 (SO4)2 (OH6) 4/3 SO4-2; pH tăng thì phản ứng phân huỷ của Jasortite:
KFe3(SO4)2 (OH)6 -> 3FeOOH + 2SO42- + K + 3HT
Kaly không có hiệu quả hoặc hiệu lực tăng năng suất thấp hàm lượng kaly tổng số cao trong đất K2Ots : 1 ¸ 2% do trong thành phần khoáng sét có những nhóm Hydromica (các khoáng sét chứa kaly rất bền vững). Nếu lấy được K từ đất thì không cần bón K mà vẫn có thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng.
Đất mặn (MB) Kts – K2Ots (1,54 – 1,92%)
K2O : 27,1 – 1,78mg/100g đất
Đất phù sa sông Thái Bình có K2O (1,0 ¸ 1,09%)
(Bón với 100 – 200kg/CaCO3/HA) -> làm tăng sự hấp thụ K) nếu bón nhiều vôi thì làm giảm tác dụng của K.
3. Đói N
Không bón đạm thì đâu cũng thiếu đạm. Đất phèn thường có hàm lượng đạm tổng số cao (TS) nhưng vẫn xảy ra tình trạng thiếu đạm dễ tiêu.
Đất phèn không có điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của vi sinh vật, số lượng vi sinh vật tổng số thấp không đủ để phân huỷ các hợp chất hữu cơ, nitơ, phospho. Ngược lại số lượng VSV phản nitơrát hoá lại cao nhất so với các loại đất khác làm cho đất thiếu nitơ dễ tiêu.
4. Đói các nguyên tố trung vi lượng
Do quá trình rửa phèn lâu dài bằng nước các chất dinh dưỡng bị rửa trôi K, Ca, Mg + Zn, Mo, P…
5. Hàm lượng độc tố cao
– Al3+; Fe2t; SO42-; CO2, H2S…
– Độc tính của axit hữu cơ
– Đặc tính của mặn EC – 9,5ds/m hầu hết các giống lúa đều giảm năng suất.
IV. Bón phân trên đất phèn:
1. Trước khi bón phân N, P, K… cần phải rửa phèn.
Rửa phèn bằng nước ngọt là biện pháp có hiệu quả kinh tế nhất cho lúa trên đất phèn.
2. Bón phân cho lúa trên đất phèn.
2.1. Dùng phân bón Ban Mai 01 để thay thế một phần phân khoáng.
Mục đích của bón phân Ban Mai là:
a. Chống lại các độc tố hại lúa trong đất phèn.
b. Tăng cường kích thích hệ thống vi sinh vật trong đất hoạt động làm tăng độ phì cho đất phân giải các đất dinh dưỡng khó tiêu (N.P.K) trong đất trở thành dễ tiêu để cây hấp thụ.
c. Trong phân Ban Mai có hàm lượng mùn hữu cơ cao, có tác dụng:
+ Tăng khả năng giữ ẩm cho đất.
+ Là kho dự trữ chất dinh dưỡng (ít bị rửa trôi để nuôi cây)
+ Có vai trò là chất đệm làm cho các phản ứng của đất ít thay đổi khi xuất hiện của một acid hoặc Bazơ.
+ Có tác dụng như một chất keo kết dính các phần tử đất, làm cho đất tơi xốp, thống khí tạo điều kiện cho cây trồng phát triển và hệ thóng VSV hoạt động mạnh mang lại phì nhiên cho đất.
+ Do có hàm lượng mùn cao làm cho việc sử dụng phân khoáng thêm vào (N.P.K) càng hiệu quả và an toàn, giảm chi phí phân bón 30%.
d. Cung cấp các chất dinh dưỡng vi lượng cân đối giúp cho hoạt động sinh lý của lúa phát huy năng suất tốt.
c. Bón phân Ban Mai trên đất phèn làm cho công tác sản xuất lúa, lương thực phát triển bền vững.
g. Bón phân Ban Mai chống được hiện tượng thối rễ, vàng lá của lúa sau cấy.
2.2. Phương pháp bón phân
Trước hết phải phân loại đất phèn để có quy trình kỹ thuật bón phân hợp lý.
+ Đất phèn nặng: pH = 3,7 – 4,0
+ Đất phèn trung bình nhẹ: pH = 4,1 – 5,5
Đất phèn nặng bón P2O5 phải cao gấp đôi đất phèn trung bình và nhẹ.
Do tuỳ thuộc vào giống lúa khác nhau, chúng tôi chỉ đưa ra công thức bón phân trên đất phèn theo tính chất đất phèn và mùa vụ, chưa đề cập cụ thể cho từng giống lúa. Chỉ lưu ý, đối với giống lúa có năng suất cao thì N giữ nguyên còn giống lúa năng xuất thấp, nhưng chất lượng cao (lúa thơm) thì hàm lượng Nitơ có thể giảm từ 20 – 30%.
Lúa trồng ở ruộng cao thì hàm lượng Kaly giữ nguyên, còn lúa vùng trũng lầy thụt thì tăng kaly (40% ), đồng thời giản N : 40%.
Đơn vị kg/ha
Đất phèn | Thời vụ | N | P2O5 | K2O |
Nặng | Đông xuân | 70 – 80 | 60 – 80 | 30 – 35 |
Hè thu | 60 – 70 | 70 – 90 | 30 – 40 | |
Trung bình nhẹ | Đông xuân | 80 – 90 | 30 – 50 | 30 – 40 |
Hè thu | 60 – 70 | 40 – 50 | 30 – 40 |
Bón phân cho lúa trên đất phèn
1 – Đơn vị tính: kg/ha
Đất phèn | Thời vụ | Phân HC Ban Mai 1 (N.P: 4-21+30HC) |
Urê (N:46%) |
Kcl (K2O:60%) |
Nặng | Đông xuân | 285 – 380 | 127 – 149 | 50 -58 |
Hè thu | 330 – 428 | 100 – 115 | 50 – 66 | |
Trung bình nhẹ | Đông xuân | 142 – 240 | 161 – 174 | 50 – 66 |
Hè thu | 190 – 240 | 114 – 131 | 50 – 66 |
2 – Bón phân Ban Mai 1 kết hợp với phân bón lá Ban Mai 4 hoặc Ban Mai 5
Đơn vị tính: kg/sào Bắc bộ (360m2)
Đất phèn | Thời vụ | Ban Mai 01 |
Urê | KCl | Phân bón lá Ban Mai 4 hoặc Ban Mai 5 |
Nặng | Đông xuân | 10 | 4 | 1 – 2 | 30mg BM4 ho?c 30ml BM5 |
Hè thu | 12 | 3 – 4 | 1 – 2 | 30mg BM4 ho?c 30ml BM5 |
|
Trung bỡnh nh? | Đông xuân | 8 | 4 – 5 | 1 – 2 | 30mg BM4 hoặc 30ml BM5 |
Hè thu | 8 | 4 | 1 – 2 | 30mg BM4 hoÆc 30mg BM5 |
Phần II
Xử lý ngộ độc phèn
Bệnh nghẹt rễ vàng lá ở lúa: ở đất phèn, lúa bị ngộ độc Fe xuất hiện tại đỉnh cao là: 1,5 tháng sau cấy và duy trì 1 hoặc 3 tháng, thường xuất hiện ở ruộng thâm canh kém, bón phân không cân đối.
Sau mỗi vụ lúa, lượng rơm rạ để lại cho đất rất lớn đây là nguồn dinh dưỡng, nguồn lợi rất lớn cho đồng ruộng. Nhưng thời gian phân huỷ không đủ thì chúng sẽ gây ngộ độc cho lúa, độc tố do phân huỷ chất hữu cơ (như đã trình bày phần 1) cản trở sự sinh trưởng của cây trồng, như độc chất Pcoumaric acid syringic acid, độc tố còn làm giảm tác dụng của hai loại đạm: amôn và Nitơrat làm cho cây lúa còi cọc kém phát triển.
Cùng một thửa ruộng có nơi bị thối rễ vàng lá là :10% – 20% – 30% – 50%.
Nếu không chữa thì coi như sản lượng giảm từ :20 – 90%.
* Nguyên nhân: Như đã trình bày trên.
* Cách chữa:
1. Đề phòng là dùng phân hữu cơ khoáng Ban Mai 01 cho lúa trên đất phèn, bón phân cân đối, thâm canh tốt thì không có hiện tượng này (như đã trình bày ở phần 1).
2. Chữa bằng cách phun phân bón lá hữu cơ Ban Mai 05 (4-4-3 + 30HC). phun 5-7 ngày/ 1lần với nồng độ 10ml phân pha với 10 lít nước.
Khi bón (phun) Ban Mai 05 cho lúa bị ngộ độc nghẹt rễ có tác dụng.
1. Lúa xanh trở lại, rễ mọc ra (thay thế rễ thối) sau 5 -7 ngày.
2. Phân bón Ban mai 05 tạo ra men:
+ Perroxydaza trong lá có tác dụng kháng độc
+ Phosphataza, Catalaza giúp cây phục hồi sau ngộ độc và tạo rễ mới.
+ Bổ xung các chất dinh dưỡng còn thiếu cho cây như N. P. K, Ca, Zn, Mn, Mo, B. Năng suất lúa sẽ trở lại bình thường 200kg – 280kg/ sào.